Cơ Hội Việc Làm Nghề Xây Dựng

Nghề xây dựng là nghề bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Không giống các lĩnh vực sản xuất khác, nghề xây dựng thường nhắm đến những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt. Nghề xây dựng có cơ hội việc làm tốt với nhiều mức thu nhập khác nhau, cùng triển vọng phát triển mạnh mẽ.

I. Cơ Hội Việc Làm Nghề Xây Dựng Như Thế Nào?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự báo nhu cầu lao động ngành Xây dựng phải qua đào tạo cần có đến năm 2020 đạt trên 5 triệu người, tức cần bổ sung gần 1.5 triệu người so với nguồn nhận lực hiện có. Theo nhận định của nhiều chuyên gia tư vấn việc làm, Xây dựng hiện là nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất và sẽ là ngành lên ngôi trong năm 2017 – 2018.

Điều này cũng dễ hiểu bởi ngành công nghiệp Xây dựng nước ta đang chứng kiến những bước tăng trưởng doanh thu lạc quan trong những năm gần đây. Kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu xây dựng những công trình kiến trúc khang trang, hiện đại, tính nghệ thuật cao ngày càng tăng mạnh. Chính vì vậy, nghề xây dựng sẽ mang đến cho các bạn trẻ nhiều cơ hội việc làm đáng mơ ước sau khi tốt nghiệp.

II. Học Nghề Xây Dựng Ra Làm Công Việc Gì?

Sau khi anh/chị/cá nhân học viên tốt nghiệp nghề xây dựng, có thể tham gia công tác ở công trường, công xưởng, và văn phòng. Cụ thể:

# Công tác ở công trường

  • Kỹ sư thi công hướng dẫn thực hiện toàn bộ hay một số loại công việc như đọc – hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng phải làm, lập bản vẽ chi tiết – nếu cần, hướng dẫn công nhân thực hiện…;
  • Thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, cốt thép, ván khuôn, hồ – nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp – thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt;
  • Kỹ sư giám sát thi công;
  • Chỉ huy trưởng công trường.

# Công tác ở công xưởng

  • Kỹ sư giám sát nội bộ;
  • Kỹ sư quản lý chất lượng;
  • Trở thành giám sát thi công, kiểm định chất lượng công trình, chứng nhận chất lượng công trình;
  • Chuyên viên phát triển sản phẩm.

# Công tác ở văn phòng

  • Chuyên viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng của các đơn vị thi công xây dựng;
  • Nhân viên tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công như đo vẽ hiện trạng, trắc địa công trình, khảo sát địa chất công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập hồ sơ thiết kế, lập dự toán kinh phí xây dựng công trình;
  • Trở thành thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu;
  • Làm quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • Kiểm toán xây dựnd;
  • Giảng viên tại các tổ chức chức nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

III. Học Nghề Xây Dựng Tại Trường Đào Tạo Nghề

Một trong những cơ sở đào tạo nghề xây dựng đáng tin cậy, được nhiều học viên lựa chọn để chắp cánh ước mơ chính là Trường Đào Tạo Nghề. Học viên có thể hoàn toàn yên tâm với chương trình đào tạo theo chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Học viên có thể đăng ký khóa học trực tiếp hoặc online từ xa tại trường. Tham khảo thêm thông tin chi tiết tại website: trungtamdaynghe.com.

# Đối tượng tuyển sinh

  • Học viên có mong muốn học về nghề xây dựng.
  • Học viên đã tốt nghiệp THCS trở lên. Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
  • Học viên đã tốt nghiệp TC, CĐ hay ĐH một chuyên ngành bất kỳ từ trước, đối với hệ văn bằng 2.

# Hồ sơ xét tuyển

  • Hồ sơ đăng ký xét tuyển nghề xây dựng (Đăng ký online hoặc nhận tại Văn phòng tuyển sinh Trường Đào Tạo Nghề).
  • Bản photo công chứng học bạ, bằng tốt nghiệp THCS/THPT.
  • Bản photo công chứng bảng điểm, bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, hay Đại học (đối với hệ văn bằng 2).
  • Bản photo công chứng CMND/CCCD, sổ hộ khẩu và giấy khai sinh.
  • 02 hình 2×3 và 04 hình 3×4 (hình chụp không quá 6 tháng), có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau.

# Thông tin liên hệ